Hotline
0964.000.670

Tâm sự nghề điều dưỡng tại Đức: Có thật sự như mơ?

Rate this post

Nghề điều dưỡng tại Đức có mức thu nhập cao không? Đã từng có ai bị thất nghiệp ngành điều dưỡng ở Đức hay chưa? Trước làn sóng sang Đức du học nghề như hiện nay, chắc hẳn đây là một trong số những câu hỏi mà rất nhiều sinh viên trẻ, phụ huynh  quan tâm đến. Để có thể hiểu câu trả lời một cách chi tiết hơn, chúng ta hãy cùng đọc nhanh bài viết “Tâm sự nghề điều dưỡng tại Đức” được chia sẻ ngay bên dưới nhé!

Nghề điều dưỡng tại Đức có mức thu nhập cao không?

du học nghề điều dưỡng là nghề mang tính chất khá đặc thù, liên quan đến chăm sóc bảo vệ sức khỏe của con người, an sinh xã hội. Cộng với việc nước Đức là một trong số những quốc gia có mức tỷ lệ già hóa dân số cao so với thế giới nên ở Đức ngành điều dưỡng rất được chú trọng và dành nhiều sự quan tâm ưu ái đặc biệt. Điển hình là ngay trong thời gian du học nghề, ứng viên đã được nhận lương tăng dần lên theo từng cấp độ từ năm 1 đến năm 3. Với mức lương dao động hằng tháng rơi vào khoảng 800 euro đến 1000 euro.

Sau khi ra trường, tùy thuộc vào năng lực, cấp bậc và địa điểm làm việc của ứng viên ở tiểu bang nào mà sẽ có sự phân chia mức lương không hề giống nhau. Nhìn chung, mức lương của điều dưỡng mới ra trường sẽ vào khoảng 2000- 2500 euro/ 1 tháng, tương đương khoảng 22000- 30000 euro/ 1 năm (chưa bao gồm tính thuế).

Tâm sự nghề điều dưỡng tại Đức của người trong cuộc

Tâm sự nghề điều dưỡng tại Đức của người trong cuộc

So với nhiều ngành nghề khác tại Đức, mức lương này ở vào khoảng trung bình. Tuy nhiên, vì mệnh giá tiền của Đức và Việt Nam có sự chênh lệch không hề nhỏ, nên rất nhiều phụ huynh và sinh viên Việt Nam nghĩ rằng cao, thậm chí là rất cao. Thực tế cho thấy, với mức lương của nghề điều dưỡng, bạn hoàn toàn có thể dùng đủ cho việc chi tiêu, sinh hoạt hằng ngày hoặc có thể tự tạo cho bản thân những chuyến du lịch ngắn ngày vào các dịp nghỉ lễ cùng với bạn bè. 

Theo đó, có rất nhiều ngành nghề sau khi ra trường luôn khiến nhiều bạn trẻ lo sợ bản thân mình có thể thất nghiệp. Nhưng với riêng ngành điều dưỡng, chỉ cần bạn có đam mê, yêu nghề, mong muốn được chăm sóc và hướng đến sức khỏe con người là trên hết. Nước Đức sẽ và luôn chào đón bạn bằng sự tôn trọng, yêu mến và chân thành.

Nghề điều dưỡng tại Đức có mức thu nhập cao không?

Nghề điều dưỡng tại Đức có mức thu nhập cao không?

Nhưng nếu bạn là người có ý định muốn làm giàu từ nghề điều dưỡng ngay tại Đức thì không hề đơn giản. Để thực hiện được điều này, đòi hỏi bạn phải biết cách lên kế hoạch, mục tiêu, và nhất định phải học cách chi tiêu sao cho hợp lý nhất. Tất nhiên rằng, nếu bạn đã có đủ quyết tâm cao thì không gì là không thể!

Tâm sự nghề điều dưỡng tại Đức

Có không ít phụ huynh và sinh viên Việt Nam vẫn luôn nhầm tưởng rằng: “Được sang Đức du học nghề điều dưỡng chính là màu hồng trong đời mình”. Thế nhưng một trong những kinh nghiệm của du học sinh Việt sang Đức làm việc đó là đừng ảo tưởng về công việc của mình và định hướng tương lai của mình.

Trước thực trạng các trung tâm tư vấn, tuyển dụng lao động tại Việt Nam đang ồ ạt mở cửa như hiện nay. Với nhiều “chiêu trò” đưa ra các thông tin sai sự thật, tư vấn mọi thứ đẹp như mơ, đã dễ dàng lôi kéo được một bộ phận sinh viên trẻ, chưa nắm bắt thông tin rõ ràng đã nộp đơn ứng tuyển. 

Những điều không phải ai cũng biết khi lựa chọn sang Đức học điều dưỡng

Những điều không phải ai cũng biết khi lựa chọn sang Đức học điều dưỡng

Chính vì lý do trên mà kéo theo đó là những hệ lụy không ngờ đến, điển hình là có các trường hợp ứng viên du học nghề xong tìm cách trở về nước ngay thay vì ở bên Đức làm việc. Hoặc có bạn do không thích nghi được với môi trường sống, cường độ hoạt động, áp lực công việc ở nước ngoài mà “chấp nhận bỏ cuộc” khi chỉ đến Đức được một thời gian ngắn.

Chưa kể đến việc nghề điều dưỡng là nghề yêu cầu tần suất hoạt động nhiều, kèm theo đó là các công việc như: chăm sóc người già, giúp người bệnh thay quần áo, tắm rửa, vệ sinh cá nhân,… Nhiều bạn nữ tuy được kiểm nghiệm sức khỏe tốt tại Việt Nam nhưng đến khi qua đó thực tập, làm việc thì mới biết mình làm không nổi. Cuối cùng lựa chọn hình thức “kết hôn giả” để được bám trụ lại tại Đức hoặc quay trở về Việt Nam nhưng chưa thu được kết quả gì.

Ngoài ra, để chính thức ra làm việc tại các bệnh viện hay trung tâm y tế của Đức, yêu cầu tối thiểu tiếng Đức của bạn phải đạt được trình độ bằng B2. Nghĩa là trong khoảng thời gian học nghề, bạn còn phải ôn luyện học tiếng. Sau khi kết thúc xong khóa học, bạn cũng phải trải qua kỳ thi liên quan đến nội dung các kiến thức đã được học. Chỉ khi có được chứng chỉ bạn mới đủ tiêu chuẩn xin việc làm, nếu không đạt sẽ không được nhận. Điều này sẽ được khắc phục nếu bạn đã có sẵn B2 ngay khi ở Việt Nam.

Nghề điều dưỡng ở Đức và những sự thật không phải ai cũng biết

Nghề điều dưỡng ở Đức và những sự thật không phải ai cũng biết

Tuy nhiên, không phải tất cả sinh viên chọn du học nghề điều dưỡng ở Đức đều sẽ thất bại. Vẫn có rất nhiều bạn đủ năng lực, không ngừng vươn lên. Chỉ sau vài năm làm việc đã được thăng tiến và định cư lâu dài, thậm chí được khuyến khích gia nhập quốc tịch Đức. Chính vì vậy, nếu bạn cảm thấy bản thân mình đủ khả năng, đam mê, có lòng nhiệt huyết với nghề điều dưỡng thì đừng bỏ qua cơ hội giúp bản thân được trải nghiệm và trưởng thành hơn. Ngoài ra, tin vui với bạn là bạn sẽ chỉ phải làm việc theo ca 8 tiếng/ ngày thôi không phải làm cả ngày đâu. Như thế bạn đã có động lực làm việc rồi chứ?

Dựa theo các thông tin được chia sẻ từ bài viết “Tâm sự nghề điều dưỡng tại Đức” bên trên, có lẽ quý bạn đọc đã phần nào hiểu thêm được những mặt tích cực và tiêu cực xoay quanh ngành nghề thú vị, đang được nhiều người quan tâm này. Hy vọng quý bạn đọc từ đó có thể chắt lọc hơn nữa một số kinh nghiệm hữu ích cho cá nhân mình một cách thiết thực nhất.

>> Có thể bạn quan tâm:

LIÊN HỆ VỚI BLA - TIẾNG ĐỨC VÀ DU HỌC ĐỨC HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Nếu bạn quan tâm tới du học Đức, Du học nghề Đức, hoặc có câu hỏi liên quan tới bài viết hoặc cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Hotline: 0964.000.670
Email: contact@bla.vn
Hoặc bạn cũng có thể điền mẫu sau và gửi tới chúng tôi.





Tags:

Chia sẻ mạng xã hội

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.