Trong các năm trở lại đây, số lượng sinh viên đăng ký học chuyên ngành điều dưỡng tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đang mỗi lúc một nhiều. Vậy làm điều dưỡng là làm gì? Tố chất cần có để trở thành điều dưỡng viên trong tương lai do những điểm đặc biệt nào quyết định? Chúng ta hãy cùng tìm thông tin chi tiết hơn qua bài viết được chia sẻ ngay bên dưới nhé!
Tổng quan về ngành điều dưỡng?
Ngành điều dưỡng từ lâu đã không còn quá xa lạ đối với tất cả mọi. Đây là một nghề nghiệp mang tính chất khá đặc thù, được xếp vào trong danh sách các nghề của hệ thống y tế.
Với nhiệm vụ hỗ trợ, phụ tá bác sĩ chăm sóc, bảo vệ về sức khỏe bệnh nhân. Một điều dưỡng viên có thể vừa được xem như là cánh tay đắc lực của bác sĩ. Mặc khác, họ còn là người quan trọng giúp mỗi cá nhân, gia đình và xã hội được điều trị, giảm bớt các căng thẳng phát sinh trong quá trình chẩn đoán về sức khỏe một cách hữu hiệu nhất.
Theo học ngành điều dưỡng được đào tạo những gì?
Trong xã hội hiện đại ngày nay, một điều dưỡng viên trước khi ra trường đều được trang bị đầy đủ các kiến thức liên quan đến quá trình điều trị bệnh nhân như: hỗ trợ tâm lý và theo dõi sức khỏe bệnh nhân , tiêm chích, đo huyết áp, lấy mẫu máu xét nghiệm hoặc truyền dịch,… Đồng thời, các kỹ năng thực hành, kỹ thuật cần thiết, nguyên tắc chăm sóc bệnh nhân và cách thức hỗ trợ bác sĩ cũng được giảng dạy xuyên suốt quá trình theo học của sinh viên chuyên ngành điều dưỡng.
Ngoài ra, giống như các ngành nghề khác. Điều dưỡng viên cũng có nhiều cấp bậc, vị trí khác nhau, dựa theo trình độ học vấn và môi trường đào tạo nơi sinh viên theo học. Các thông tin quy định này đã được xây dựng chi tiết, cụ thể và được bộ Nội vụ ban hành văn bản dựa theo hệ thống các ngạch bậc lĩnh vực công chức tại Việt Nam.
Làm điều dưỡng là làm gì?
Hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân: Với vai trò là một điều dưỡng viên, việc thể hiện thái độ nhã nhặn, biểu lộ sự quan tâm, trao đổi, chăm sóc sức khỏe người bệnh tận tình, chu đáo chính là một trong số những tiêu chí quan trọng đưa ra của ngành điều dưỡng.
Chắc chắn rằng, dù khoa học kỹ thuật ngày nay có phát triển đến đâu đi chăng nữa. Với nhiều máy móc tiện nghi và các phương thức lập trình vô cùng hiện đại thì cũng không thể giúp nhận diện, thấu hiểu mỗi cá nhân hay tăng cường các cảm xúc tích cực hơn bằng việc con người giao tiếp với con người.
Công việc cơ bản của những người làm điều dưỡng
Là một người tư vấn sức khỏe chân thành: Rất nhiều bệnh nhân sau khi nghe xong chẩn đoán tình trạng sức khỏe không tốt thường dễ rơi vào tình trạng suy sụp, căng thẳng tâm lý, lo âu,… Đây chính là lúc mà người điều dưỡng viên cần có mặt để an ủi, khích lệ, chia sẻ tinh thần với bệnh nhân hoặc người thân trong gia đình bệnh nhân các cách thức đương đầu, cách bảo vệ để giảm thiểu tối đa những phát sinh trong bệnh tật gây ra.
Ngoài trường hợp trên, điều dưỡng viên cũng còn nhiệm vụ khác nữa là hỗ trợ tư vấn, giúp mọi người trang bị các kiến thức bảo vệ bản thân quan trọng, duy trì sức khỏe ổn định cho cá nhân, gia đình, xã hội thay cho việc khi biết bệnh mới đến khám chữa bệnh, quan tâm sức khỏe như trước đây.
Hỗ trợ biện hộ cho bệnh nhân: Trong một số tình huống đặc biệt khi các nhu cầu, sự hỗ trợ dành cho bệnh nhân vì một lý nào đó mà đáp ứng không được khách quan. Bằng những hành động, sự chia sẻ tốt đẹp nhất, người điều dưỡng viên cần biện hộ giúp bệnh nhân để họ nhận được những quan tâm cần thiết nhất có thể.
Tố chất cần có của một điều dưỡng viên bao gồm những gì?
Sự bình tĩnh là yếu tố tiên quyết: Là một điều dưỡng viên thường xuyên làm việc, túc trực tại bệnh viện, việc chứng kiến cảnh bệnh nhân qua đời đột ngột hoặc biểu hiện bệnh ngày càng nặng là điều không tránh khỏi. Thế nhưng, người điều dưỡng cần phải luôn cố gắng giữ được sự bình tĩnh, cân bằng tâm lý, tránh để các cảm xúc chi phối trong quá trình hoạt động. Nhất là với các trường hợp quan trọng, việc an ủi người nhà bệnh nhân hay vực dậy tinh thần người bệnh là điều vô cùng cần thiết.
Để trở thành một điều dưỡng viên chuyên nghiệp trong tương lai cần có những tố chất gì?
Lòng trắc ẩn và sự yêu thương mở rộng: Vì những hệ lụy mà bệnh tật mang đến, nhiều bệnh nhân sẽ dễ dàng cảm thấy khó chịu, hay cáu gắt, bực mình. Với các tình huống như vậy xảy ra, người điều dưỡng viên cần thấu hiểu và thể hiện lòng trắc ẩn, sự cảm thông của chính mình đến với người bệnh để họ cảm thấy thoải mái hơn. Tránh gây xung đột hoặc không kiềm chế bản thân, tạo nên những thái độ không tốt với người bệnh, sẽ dễ khiến bệnh lý của bệnh nhân ngày một nặng thêm.
Linh hoạt và nhanh nhẹn trong việc giải quyết tình huống: Vì bệnh viện là nơi rất đông bệnh nhân thường xuyên lui tới, chưa kể có các trường hợp cấp cứu đột xuất. Thế nên, người điều dưỡng cần luôn trong tâm thái chuẩn bị sẵn sàng, linh hoạt xử lý mọi chuyện một cách nhanh chóng nhất để tránh cho quá trình khám và điều trị của bệnh nhân không bị rối rắm, tốn kém thời gian.
Cẩn thận là nguyên tắc vàng: Trong tất cả các hoạt động, công việc của người điều dưỡng. Sự cẩn thận phải luôn được ưu tiên, tuyệt đối không để xảy ra những sai lầm không đáng có, nhất là đối với quá trình chăm sóc, theo dõi bệnh nhân. Điều dưỡng viên cần phải luôn cố gắng chú ý những thay đổi về sức khỏe bệnh nhân để có thể kịp thời thông báo với bác sĩ khi cần thiết.
Trước những thông tin chia sẻ bên trên, có lẽ các bạn đã phần nào hiểu được đáp án của câu hỏi: “Làm điều dưỡng là làm gì?”. Nếu quý bạn đọc có đủ lòng bao dung, yêu thích công việc chăm sóc người khác, đam mê trở thành một điều dưỡng viên trong tương lai thì đừng bỏ qua cơ hội theo học ngành này nhé!
>> Xem ngay:
- Tổng quan về du học Đức ngành điều dưỡng
- Chương trình du học Đức nghề điều dưỡng tại BLA
- Có nên đi Đức làm điều dưỡng không