Có nên đi Đức làm điều dưỡng không? Đây hẳn được xem là một trong số những câu hỏi đang được đông đảo sinh viên, phụ huynh và người lao động quan tâm đến. Để có thể giúp bạn giải đáp rõ ràng hơn về câu hỏi trên, bài viết dưới đây xin chia sẻ đến quý bạn đọc một số thông tin nội dung quan trọng, đầy hữu ích xoay quanh chủ đề “ Làm điều dưỡng tại Đức”.
Có nên đi Đức làm điều dưỡng không?
Có nên đi Đức làm điều dưỡng không? Đây là câu hỏi mà câu trả lời phụ thuộc vào chính bạn. Dựa vào trình độ học vấn, khả năng của bản thân, hoàn cảnh gia đình mà bạn sẽ phải cân nhắc sự lựa chọn cho riêng mình.
Mặc dù vậy, tại sao ngày càng nhiều người lựa chọn du học nghề điều dưỡng tại Đức đến thế? Những ưu điểm nổi bật của sự lựa chọn này là gì? Hãy cùng khám phá nhanh qua các thông tin được chia sẻ ngay bên dưới nhé:
Sự thiếu hụt và luôn không ngừng đón nhận lao động ngành điều dưỡng
Nước Đức là một trong những quốc gia trên thế giới có thống kê mức già hóa dân số cao. Đồng thời, những người lớn tuổi, cụ già tại Đức thường không có sống cùng con cháu mà lựa chọn ở riêng tại nhà hoặc viện dưỡng lão. Chính vì vậy, để có thể đáp ứng được nhu cầu an sinh xã hội một cách tốt nhất, ngành điều dưỡng đã trở nên được săn đón hơn bao giờ hết.
Đi Đức làm điều dưỡng, có nên không?
Nhận được đãi ngộ tốt
Không chỉ được miễn phí 100% khóa học tại Đức, trong thời gian học nghề và thực tập, sinh viên còn nhận được đãi ngộ hỗ trợ vô cùng cao. Cụ thể hơn, trong năm đầu tiên học nghề bạn sẽ nhận mức lương giá trị khoảng 800 euro/1 tháng và tăng dần lên theo cấp bậc năm học đến khoảng 1000 euro/1 tháng.
Cơ hội định cư vĩnh viễn tại Đức cao
Căn cứ vào pháp luật hiện tại ở Đức, sau 3 năm làm việc chính thức, bạn hoàn toàn có cơ hội đăng ký định cư vĩnh viễn. Đồng thời, được quyền bảo lãnh vợ, chồng, con cái,… sang thăm khi thủ tục đã hoàn tất.
Những yếu tố then chốt quyết định có nên đi Đức làm điều dưỡng không?
Có 4 tiêu chí cơ bản bạn cần có nếu muốn sang Đức học tập và theo nghề điều dưỡng. Nếu hội tụ đủ 4 tiêu chí này, công việc của bạn sẽ tiến triển thuận lợi hơn rất nhiều.
Tiêu chí 1: Bạn phải có đủ sức khỏe tốt
Đừng vội tự hỏi bản thân mình “Có nên đi Đức làm điều dưỡng không?” nếu bạn vẫn chưa chắc chắn được tình hình sức khỏe chính mình. Thực tế cho thấy, do tính chất đặc thù của ngành điều dưỡng là xoay quanh hầu hết các công việc như: chăm sóc người bệnh, người già; dìu, đỡ bệnh nhân; trực ca đêm hoặc phụ mang vác đồ đạc từ nơi này sang nơi khác ở một khoảng cách khá xa…
Chính vì vậy, đây là ngành nghề đòi hỏi mức độ vận động thường xuyên, bạn nhất định phải có được sức khỏe tốt thì mới đủ khả năng trụ lại và làm việc lâu dài với nghề mình đã chọn.
Tiêu chí 2: Hiểu tiếng Đức ở mức độ cơ bản, trình độ thấp nhất để vào nghề là B2
Dù ở bất kỳ môi trường làm việc nào, ở Việt Nam hay tại Đức đều luôn không thiếu những cuộc đối thoại, giao tiếp xảy ra với mức độ thường xuyên. Đặc biệt hơn, ngành điều dưỡng là ngành chuyên về chăm sóc bệnh nhân, người lớn tuổi,… tại các viện dưỡng lão, bệnh viện hoặc những trung tâm y tế. Điều này yêu cầu một điều dưỡng viên phải luôn có khả năng thấu hiểu, lắng nghe được tình trạng người bệnh nhanh chóng và kịp thời nhất.
Có nên sang Đức học và làm điều dưỡng không?
Do đó, để có thể làm điều dưỡng tại Đức, bạn nhất định phải hiểu và trao đổi được thành thạo tiếng Đức. Ngoài ra, bạn cũng cần phải luôn trau dồi, học hỏi, nắm chắc các từ ngữ chuyên ngành, phòng trường hợp khi giao tiếp, xử lý một số tình huống gấp gáp cùng người bản xứ đạt được mức độ trôi chảy cần thiết. Đồng thời, hãy luôn nhớ rằng “trình độ B2 chính là một trong số những điều kiện đủ giúp bạn có thể sau khi hoàn thành xong học nghề được ở lại và làm việc tại Đức”.
Tiêu chí 3: Bạn nhất định phải yêu nghề, đam mê và gắn bó với nghề
Tuy rằng, ngành điều dưỡng không phải là ngành nghề đòi hỏi quá nhiều yêu cầu, mức độ khắt khe cao. Tuy nhiên tính chất công việc chính là thường xuyên chăm sóc người lớn tuổi, các bệnh nhân đi lại khó khăn, hỗ trợ họ tắm rửa, ăn uống hay đi vệ sinh,…
Vì vậy, để có thể hoàn thành mọi thứ một cách tốt nhất, điều dưỡng viên phải luôn đi đầu về tính trách nhiệm, ân cần, chu đáo và kỹ lưỡng. Ngoài ra, bạn cũng cần giữ vững được tinh thần lắng nghe, thấu hiểu, bao dung và biết cách kiềm chế bản thân đúng thời điểm. Tránh tuyệt đối để bản thân dính vào các trường hợp không nên xảy ra như: gây gổ với bệnh nhân, tranh cãi cùng người lớn tuổi,…
Thông thường, các điều dưỡng viên khi vừa hoàn thành xong khóa học nghề, bước vào môi trường làm việc mới sẽ gặp không ít những bỡ ngỡ, khó khăn. Để không nản chí, dừng lại hay phải bỏ nghề giữa chừng, bạn nhất định phải là người yêu nghề, đam mê công việc mình thực hiện thật sự. Điều đó được minh chứng xuất phát từ trái tim bạn, không phụ thuộc vào việc mức lương cao hay nghề có nhiều chế độ đãi ngộ tốt.
Tiêu chí 4: Áp lực cao luôn song hành cùng với nghề điều dưỡng
Không phải như nhiều ngành nghề khác có thời gian cố định hẳn hoi. Lịch trình làm việc của một điều dưỡng viên thường gắn liền với thời gian đi sớm, về muộn, tăng ca, trực đêm liên tục. Đồng thời, môi trường làm việc tại Đức yêu cầu rất cao và đặc biệt với ngành điều dưỡng về độ tỉ mỉ, cẩn thận, tính kỷ luật trong khi lao động.
Học nghề điều dưỡng tại Đức? Nên hay không nên?
Một điều dưỡng viên thực thụ phải luôn đảm bảo được sự cân bằng về quỹ thời gian của chính mình sao cho chuẩn nhất. Không để áp lực từ công việc đổ dồn sang các hoạt động bên ngoài khác và ngược lại.
Nếu những tiêu chí quan trọng được chia sẻ phía bên trên không làm khó được bạn, thì câu hỏi đưa ra ban đầu “Có nên đi Đức làm điều dưỡng không?” hẳn đã không còn khiến bạn phải băn khoăn hay nghĩ ngợi gì thêm nữa. Chắc rằng, một môi trường làm việc văn minh và hiện đại như tại Đức, cộng với mức lương siêu hấp dẫn sẽ là một trong những cơ hội tuyệt vời giúp bạn cải thiện và phát triển bản thân mình hơn nữa.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Tổng quan về du học nghề điều dưỡng tại Đức
- Lương điều dưỡng ở Đức có cao không?
- Chương trình điều dưỡng chuyển đổi bằng đặc biệt tại CHLB Đức