Điều dưỡng hiện nay đã là một nghề độc lập và có giá. Những bạn đang học hay làm nghề điều dưỡng ở Việt Nam chắc hẳn đã hiểu về nghề này. Vậy còn ở nước ngoài đặc biệt là ở Đức thì có những điều gì khác? Dưới đây là một số khác biệt giữa điều dưỡng tại Việt Nam và Đức.
Quan niệm về nghề điều dưỡng ở Việt Nam và Đức
Trước đây điều dưỡng viên ở Việt Nam được gọi là y tá và là người phụ tá cho bác sĩ. Nhưng ngày nay nghề này đã được coi là một nghề độc lập, kết hợp với nhiều bộ phận khác nhau trong hệ thống y tế để chăm sóc sức khỏe con người.
Tuy nhiên, điều dưỡng vẫn chưa được coi trọng đúng mức so với những gì mà họ mang lại. Ngày càng được đào tạo nhiều hơn nhưng sự thiếu hụt lao động vẫn khiến công việc điều dưỡng bị quá tải. Cơ sở vật chất, thiết bị y tế cũng chưa phát triển nhiều nên người điều dưỡng viên sẽ phải dùng sức nhiều hơn.
Trong khi đó, tại các nước phát triển trên thế giới đặc biệt là Đức, nghề điều dưỡng được coi trọng và nâng cao vai trò. Họ được đào tạo và làm việc dựa trên kỹ năng phân tích bệnh lý và tâm lý người bệnh, truyền đạt thông tin giữa bác sĩ và bệnh nhân, tư vấn tâm lý, chăm sóc cảm xúc và nhu cầu đa dạng của bệnh nhân, giúp bệnh nhân không chỉ hồi phục sức khỏe mà còn tốt lên về tinh thần.
Hệ thống giáo dục ở Đức rất bài bản, chuyên nghiệp, coi trọng và kết hợp cân bằng giữa lý thuyết với thực hành nên điều dưỡng viên ở Đức có trình độ kiến thức với thực hành cao.
Về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị y tế, họ cũng được hỗ trợ tối đa.
Về công việc điều dưỡng ở Việt Nam và Đức
Dưới đây là sơ lược bản mô tả công việc hàng ngày của điều dưỡng viên ở Việt Nam:
- Tiếp đón và hướng dẫn người bệnh làm thủ tục hành chính.
- Ghi dấu hiệu, thông số của người bệnh vào phiếu chăm sóc.
- Thực hiện y lệnh của bác sĩ, đi thăm người bệnh và nhận yêu cầu của bác sĩ về kế hoạch điều trị, chăm sóc bệnh nhân.
- Thực hiện các kỹ thuật tiêm thuốc, truyền dịch, đặt thông, uống thuốc, thay băng, cấp cứu,… theo quy định.
- Bổ sung và kiểm tra thuốc trực.
- Kiểm tra, theo dõi, bảo dưỡng, sử dụng và quản lý vật tư, thiết bị y tế. Lập kế hoạch sửa chữa, mua dụng cụ. Bảo quản tài sản, dụng cụ y tế, thuốc, trật tự và vệ sinh buồng thủ thuật, buồng bệnh.
- Bàn giao người bệnh cho điều dưỡng trực.
- Cập nhật sổ đăng ký bệnh nhân vào viện, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện, bệnh nhân tử vong,…
- Báo cáo kịp thời tình trạng bệnh nhân nguy kịch hay chăm sóc theo y lệnh của bác sĩ.
Điều dưỡng viên ở Đức giống như một người bạn với bệnh nhân mà mình chăm sóc
Ở Đức, ngoài những công việc về chuyên môn, điều dưỡng còn là người bạn, người hỗ trợ và đồng hành với bệnh nhân trong quá trình chăm sóc, điều trị bệnh. Đối với điều dưỡng lão khoa, điều dưỡng viên là người giúp bệnh nhân của mình những công việc như vệ sinh cá nhân, ăn uống, rèn luyện sức khỏe. Chính vì vậy, điều dưỡng trở thành người gắn bó và thân thiết với người già, người bệnh. Không ít trường hợp mối quan hệ thân tình như người nhà.
Về thái độ làm việc, thi thoảng chúng ta vẫn nghe đến tình trạng điều dưỡng, y tá có thái độ không đúng với bệnh nhân hay người nhà. Điều này thì không đúng ở Đức mà họ luôn tôn trọng bệnh nhân của mình.
Điều dưỡng ở Việt Nam chưa được đào tạo nhiều và hiểu về các loại bệnh khác nhau và thường chỉ làm theo y lệnh của bác sĩ. Ở Đức, điều dưỡng quan trọng việc phải có kiến thức về các loại bệnh khác nhau hơn, họ luôn biết phải xử lý thế nào và đóng góp ý kiến, thảo luận với bác sĩ.
Tại sao điều dưỡng Việt Nam trong mắt người Đức lại rất có giá?
Với bản tính vốn có của người Việt Nam cùng với sự kỷ luật và phong cách làm việc chuyên nghiệp làm ra làm, chơi ra chơi của người Đức, điều dưỡng viên ở Việt Nam được người Đức xem là có nhiều đức tính tốt đẹp như: Chăm chỉ, trung thực, cẩn thận, chu đáo, tốt bụng, không ngại khó ngại khổ, dễ hòa nhập và thích nghi với môi trường mới, nhanh nhẹn, quan tâm đến người khác, lễ phép,…
Điều dưỡng viên Việt Nam ở Đức được yêu quý
Đào tạo nghề điều dưỡng ở Việt Nam và Đức
Ở Việt Nam, bạn cần thi vào các trường đại học hoặc xét tuyển cao đẳng, trung cấp điều dưỡng. Khi đó, bạn phải đóng học phí.
Còn ở Đức, bạn được miễn học phí 100%, được nhận lương thực tập trong khi học, ra trường có việc làm ngay với mức lương cao và có cơ hội định cư lâu dài, hợp pháp khi làm việc đủ thời gian ở Đức.
>> Xem thêm: Lương điều dưỡng ở Đức
Trên đây là một số khác biệt của nghề điều dưỡng ở Việt Nam và Đức. Hy vọng các bạn đã hiểu hơn về nghề này ở những quốc gia khác nhau. Nếu bạn có bằng và muốn sang Đức làm điều dưỡng hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.