Tiếng Đức cho trẻ em – nên học từ độ tuổi nào?

Rate this post

Tiếng Đức cho trẻ em và cho người lớn khác nhau về cách tiếp cận, cách học bởi tư duy của người lớn và của trẻ em khác nhau. Trẻ em học càng sớm càng tốt để giúp bé hình thành thói quen cùng cách phản xạ như tiếng mẹ đẻ.

Nhiều bậc phụ huynh mong muốn cho con mình sớm tiếp xúc với tiếng Đức để bé được học ngoại ngữ từ nhỏ nhằm tạo nền tảng cho những bước tiến dài trên con đường học tập và làm việc trong tương lai. Nhưng cũng có một vài ý kiến cho rằng trẻ học tiếng mẹ đẻ còn chưa thành thạo, nói gì đến tiếng nước ngoài.

Thực tế cho thấy, học thêm một ngôn ngữ thứ hai ngay từ khi còn nhỏ sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho tương lai của bé sau này, nhất là trong việc du học hay định cư tại Đức.

Vậy nên dạy tiếng Đức cho trẻ em ở độ tuổi nào thì phù hợp?

Theo các chuyên gia ngôn ngữ, mầm non là thời điểm lý tưởng để trẻ bắt đầu học thêm ngôn ngữ thứ hai. Đây là lúc trẻ bắt đầu có đủ khả năng để tiếp cận ngôn ngữ mới một cách tự nhiên nhất bởi lúc này, trẻ đang hình thành tư duy và suy nghĩ, bắt đầu nhận biết nhiều hơn về thế giới xung quanh. Mọi kiến thức đi vào đầu trẻ hết sức tự nhiên và dễ dàng.

Tuy nhiên, độ tuổi 3-5 tuổi được đánh giá là khó dạy với trẻ em nên bố mẹ phải sử dụng đúng phương pháp và hết sức kiên nhẫn với trẻ. Để trẻ em có thể sử dụng thông thạo tiếng Đức thì bố mẹ cũng cần kiên trì cho các em học trong thời gian dài và không nên ngắt quãng. Bởi trẻ em có rất nhiều thứ phải học, càng lớn càng có nhiều bài vở. Ngoài tiếng Đức còn có tiếng Anh và rất nhiều môn học ở trường khác, vì vậy, khi trẻ đã học tiếng từ nhỏ thì khi lớn hơn, bố mẹ vẫn cần phải tạo điều kiện cho con học lên.

Mầm non là lứa tuổi phù hợp để bắt đầu học tiếng Đức

Phương pháp dạy tiếng Đức cho trẻ em như thế nào?

Nếu như người lớn học tiếng Đức bằng công thức và tư duy thì trẻ em học theo tiếp xúc và làm quen dần theo kiểu bắt chước. Nhờ đó, nếu dạy bé phát âm, ngữ điệu càng chuẩn thì sau này, kĩ năng nói của bé sẽ càng tốt.

Đương nhiên, dạy tiếng Đức cho bé cũng không phải là những bài học khô khan mà gần như kết hợp học mà chơi, chơi mà học. Ngoài việc cho bé đến các lớp học tiếng Đức cho trẻ em thì ở nhà, bố mẹ cũng cần thường xuyên luyện với bé. Ví dụ như đọc truyện cổ tích, hát các bài hát bằng tiếng Đức, hoặc cho bé học trên các phần mềm học tiếng đức cho trẻ em. Lúc này, trẻ cũng đã có thế bắt đầu tiếp xúc với bảng chữ cái và số đếm.

Trẻ em học sẽ không nhanh như người lớn nên bố mẹ cần hết sức kiên trì để chỉnh sửa cho bé từng chút một, tạo không gian học tập thú vị, hấp dẫn để các bé luôn hứng thú với việc học. Những câu chào hỏi đơn giản, giới thiệu bản thân bạn bè, những câu ngắn sẽ phù hợp cho những bước đầu tiên trên con đường học tiếng Đức của trẻ. Có thể trẻ chưa biết nhìn mặt chữ, chưa biết đọc những câu dài, nhưng việc học từ lứa tuổi mầm non sẽ giúp trẻ sớm hình thành phản xạ, giống như đang học tiếng mẹ đẻ vậy.

Với trẻ em, phương pháp học mà chơi, chơi mà học là hiệu quả nhất

Có nên cho trẻ đi học ở trung tâm tiếng Đức?

Câu trả lời là nên, nếu như điều này không gây ra nhiều áp lực cho trẻ. Bố mẹ nên tìm các trung tâm uy tín, có thầy cô nói tiếng Đức chuẩn, tham khảo kĩ chương trình và thời lượng dạy xem có phù hợp với con mình không. Tại trung tâm dạy tiếng Đức, các thầy cô người bản xứ với phát âm chuẩn và có phương pháp dạy trẻ chuẩn mực, nhờ đó, trẻ được học tiếng Đức chuẩn phát âm, ngữ điệu ngay từ đầu.

Ngoài ra, khi đi học, trẻ em sẽ được tiếp xúc với thầy cô, bạn bè được tham gia các trò chơi, được gặp gỡ các bạn đồng trang lứa khiến trẻ cảm thấy hứng thú hơn rất nhiều so với việc tự ôn luyện một mình với bố mẹ ở nhà.

>> Xem thêm: Cách chọn gia sư tiếng Đức tốt


Có thể bạn quan tâm
Khóa học phát âm tiếng Đức chuẩn – Phonetik

Một trong những điều quan trọng nhất khi học tiếng Đức đó là khả năng...

Lịch khai giảng các khóa học tiếng đức tháng 02/2022 tại Hà Nội

Các khoá học tiếng Đức khai giảng tại BLA tháng 02/2022. Đảm bảo chất lượng...

Từ vựng điều dưỡng Đức cơ bản theo chủ đề

Ngành điều dưỡng tại Đức ngày càng hot trong giới trẻ Việt. Để có thể...