Trong tiếng Đức có 6 thì. Chúng mình đã học về 4 thì cơ bản trong hiện tại và quá khứ. Hôm nay hãy cùng mình tìm hiểu thêm về 2 thì tương lai trong tiếng Đức cách dùng cũng như cấu trúc của chúng nhé.
Để nói về thì tương lai trong tiếng Đức chúng ta có hai cách: Tương lai II và tương lai I. Vậy sự khác nhau của chúng là gì?
Đầu tiên, mình sẽ đề cập đến thì tương lai I.
Thì tương lai I
Người ta thường sử dụng Präsens khi muốn nói về thì tương lai. Đây là những hành động chắc chắn sẽ xảy ra trong một thời điểm nhất định nào đó tiếp theo.
Ví dụ:
(1) Morgen treffe ich mich mit meinen Freunden.
( Ngày mai tôi gặp các bạn của tôi. )
Thông qua trạng từ chỉ thời gian morgen, ta có thể biết được hành động ở thì tương lai. Bởi vậy, người không cần sử dụng cấu trúc ngữ pháp cho thì tương lai.
Người nói ở đây đã chắc chắn rằng mình sẽ gặp bạn bè của mình rồi, chứ không phải là câu mang tính dự đoán nữa. Vậy có sự khác gì giữa thì hiện tại Präsens và thì trong câu sau:
(2) Ich werde mich morgen mit meinen Freunden treffen.
( Ngày mai tôi sẽ gặp các bạn của mình)
Sự khác biệt thứ nhất nằm ở cách chia động từ. Nếu trong câu (1) động từ được chia ở thì hiện tại, thì đến cấu trúc câu (2), ta cần trợ từ werden và động từ nguyên mẫu nằm cuối câu.
Cấu trúc câu (2) được gọi là gì? Mình xin trả lời đó là thì tương lai I. Vậy tại sao vẫn phải dùng thì này, mặc dù ta đã có thì hiện tại rồi?
Tất nhiên, có sự khác biệt về mặt ý nghĩa của hai thì được kể trên. Cụ thể, người ta thường sử dụng thì tương lai I, khi:
- Muốn nói về các kế hoạch, dự định chưa chắc chắn:
Ví dụ Ich werde eine Ausbildung zur Krankenschwester machen.
( Tôi sẽ tham gia khóa học đào tạo y tá. )
- Nói về những dự báo hoặc dự đoán.
Die Erde wird sich weiter erwärmen.
( Trái đất sẽ tiếp tục nóng lên. )
- Khi muốn đưa ra một lời hứa:
Ich werde fleißig Deutsch lernen.
( Tôi sẽ học tiếng Đức chăm chỉ. )
Thì tương lai I được hình thành từ trợ từ werden và động từ nguyên mẫu. Trợ từ nằm ở vị trí thứ 2 trong câu. Động từ chính ở dạng nguyên mẫu và nằm cuối câu.
Bởi werden là một động từ bất quy tắc, nên có sự biến đổi gốc động từ khi ta chia ngôi thứ 2 và thứ 3 số ít. Gốc động từ kết thúc bằng đuôi -d, nên ta phải thêm e vào trước đuôi -t khi chia động từ ngôi ihr.
Nếu không nhớ cách chia động từ đơn, bạn hãy đọc bài viết này nhé.
Cách chia động từ werden thời hiện tại:
ich | werde |
du | wirst |
er/sie/es | wird |
ihr | werdet |
wir | werden |
sie | werden |
Sie | werden |
Trong mệnh đề phụ, trợ từ werden nằm ở cuối câu và sau động từ nguyên mẫu.
Ví dụ:
Ich verspreche dir, dass ich fleißig Deutsch lernen werde.
( Tôi hứa với bạn, rằng tôi sẽ học tiếng Đức chăm chỉ.)
Ich bin sicher, dass es in Zukunft noch mehr Trockenheit geben wird.
( Tôi chắc chắn, rằng trong tương lai sẽ còn nhiều hạn hán hơn nữa. )
Liệu bạn đã biết cách hình thành mệnh đề phụ với dass đúng? Nếu chưa, đọc ngay bài viết này của mình nhé.
Sau khi đọc xong hết kiến thức ngữ pháp, có lẽ các bạn đã giải thích được sự khác biệt về mặt ý nghĩa giữa câu (1) và (2) rồi. Ở ví dụ 2, người nói không chắc chắn về hành động gặp mặt của mình, đơn giản đó chỉ là một sự phỏng đoán thôi.
Như vậy, chúng mình đã làm quen với 5 trên tổng số 6 thì trong tiếng Đức. Thì ngữ pháp cuối cùng của động từ đó là tương lai II.Nó được sử dụng như thế nào? Ý nghĩa của nó là gì?
Thì tương lai II
Thì tương lai II hiếm khi được sử dụng nhưng tiếng Đức. Nó được hình thành từ trợ từ werden và cấu trúc Perfekt ( haben/ sein + PII).
Thì tương lai II được dùng để nói về dự đoán hành động sẽ kết thúc ở một thời điểm cụ thể trong quá khứ.
In den nächsten 2 Monaten wird mein neues Haus fertig gebaut haben.
( Trong 2 tháng tới căn nhà của tôi đã được xây xong rồi. )
Lưu ý, trợ từ haben/sein sẽ ở dạng nguyên mẫu, ta chia trợ từ werden theo chủ ngữ ở thì hiện tại đơn. Bạn có còn nhớ cách sử dụng trợ từ haben hoặc sein không?
sein
- Những động từ chỉ sự di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác mà không có tân ngữ: kommen, gehen, fahren, fliegen ….
- Những từ chỉ thay đổi trạng thái: einschlafen, verblühen, bleiben, aufgehen , abkommen, sterben ….
- Các động từ sau: bleiben , sein, werden
haben
- Những động từ đi kèm với tân ngữ: essen, trinken, brauchen….
- Những động từ đi với đại từ phản thân : sich anziehen, sich kämmen, sich waschen ……
- Những động từ đi với các Modalverben: können, sollen, wollen, ……
- Những động từ đi với đại từ khiếm danh, thường là động từ chỉ thời tiết: regnen, schneien, donnern …
Thì tương lai II còn được dùng để nói về hành động xảy ra trước hành động khác trong tương lai. Lúc này, các bạn nhớ thêm các trạng từ chỉ thời gian trong tương lai: morgen, übermorgen, nächste Woche, in 2 Monaten …
Ví dụ: Wenn ihr nächste Woche einziehen, hat man die Wohnung renoviert haben.
( Khi chúng tôi dọn đến, người ta đã sửa sang xong căn hộ rồi ).
Ngoài ra, thì tương lai II còn được dùng để nói về dự đoán về hành động trong quá khứ.
Ví dụ: Eric kommt wieder zu spät. Wahrscheinlich wird er den Zug verpasst haben.
( Eric lại đến muộn. Có lẽ anh ấy đã bị lỡ tàu )
Khi đưa ra các lời dự đoán, ta nên thêm các từ sau: wohl, wahrscheinlich, vielleicht
Ảnh…
Như vậy, để diễn tả tương lai, ta có thể sử dụng thì tương lai I và II.
Thì tương lai I diễn tả kế hoạch, dự định chưa chắc chắn. Nó còn được dùng để đưa ra các lời hứa, sự dự đoán trong tương lai. Cấu trúc của thì tương lai I: Trợ từ werden đứng ở vị trí thứ 2 được chia ở thì hiện tại và động từ nguyên thể cuối câu.
Thì tương lai II được dùng để nói về dự đoán hành động sẽ kết thúc ở một thời điểm cụ thể trong quá khứ. Thì tương lai II còn được dùng để nói về hành động xảy ra trước hành động khác trong tương lai hay dự đoán về hành động trong quá khứ. Đây là một thì khá hiếm được sử dụng.
Hy vọng, bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về thì tương lai. Khi có thắc mắc, bạn nhớ để lại câu hỏi cho mình ở bên dưới nhé. Chúng bạn học tiếng hiệu quả và vui vẻ!
>> Xem thêm: