Hotline
0964.000.670

Hình ảnh điều dưỡng Đức: Công việc có thật sự đơn giản?

Rate this post

Không ít người đang tìm kiếm hình ảnh điều dưỡng Đức và đặt ra câu hỏi công việc này có thật sự đơn giản hay không? Mặc dù, điều dưỡng ở Đức là một công việc rất tốt, đem lại thu nhập ổn định và có cơ hội định cư cao. Thế nhưng công việc tại đây cũng đặt ra cho các bạn rất nhiều thử thách. Vậy những việc mà điều dưỡng làm là gì? Chúng ta hãy cùng nhau giải đáp thắc mắc thông qua bài viết dưới đây nhé. 

Chăm sóc sức khỏe người bệnh

Với đặc điểm về dân số Đức đang già hóa rất nhanh. Do đó, điều dưỡng thường xuyên được phân công công việc làm trong các viện dưỡng lão và cơ sở chăm sóc sức khỏe với đối tượng chủ yếu là người già. Do đó, trong quá trình làm việc, bạn cần phải hết sức quan tâm đến sức khỏe của người bệnh.

Trong một ngày, những việc điều dưỡng cần làm đó là đo các chỉ số sức khỏe của người bệnh như: huyết áp, đường huyết, nhịp tim… và ghi chép lại một cách cẩn thận để làm cơ sở so sánh theo từng ngày. 

Sau khi đã kiểm tra sức khỏe cho người bệnh, điều dưỡng phải quản lý đơn thuốc và cho các bệnh nhân uống thuốc đã được bác sĩ kê trước đó. Việc điều dưỡng viên cần lưu ý đó là kiểm tra số lượng thuốc thường xuyên và báo cáo lại để bổ sung nếu thiếu. Điều dưỡng là những người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân, do đó, mọi thông tin về sức khỏe đều phải nắm rõ. 

Trong một số trường hợp khác như truyền dịch, tiêm thuốc, sơ cứu và băng bó vết thương cho bệnh nhân cũng sẽ do điều dưỡng viên làm. Chính vì thế, bạn phải là người có kinh nghiệm thì mới dễ dàng đáp ứng được yêu cầu của công việc. 

Hình ảnh điều dưỡng Đức khi đang chăm sóc sức khỏe người già

Hình ảnh điều dưỡng Đức khi đang chăm sóc sức khỏe người già

Hỗ trợ người bệnh làm các công việc vệ sinh cá nhân

Hầu hết những người già, người bệnh đều gặp những khó khăn nhất định trong sinh hoạt hằng ngày. Từ việc ăn uống, tắm rửa, vệ sinh cá nhân hay xử lý chất thải đều do điều dưỡng viên làm. 

Việc này nghe chừng thì có vẻ đơn giản nhưng thực tế thì không phải như vậy. Mỗi người đều gặp phải một số vấn đề trong cuộc sống. Người già, người bệnh cũng vậy. Do đó, điều dưỡng viên khi làm việc cần phải có thái độ và suy nghĩ tích cực mà yêu thương bệnh nhân chính là một trong những động lực giúp bạn hoàn thành công việc tốt nhất.

Việc hỗ trợ và giúp đỡ một người làm tất cả các công việc hằng ngày vốn không phải là điều dễ. Nhưng chắc chắn với tấm lòng bao dung của những điều dưỡng viên thì bệnh nhân sẽ đạt được kết quả điều trị tích cực. 

Đưa người bệnh đi dạo, tham gia các hoạt động tập thể

Không gian trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe, viện dưỡng lão hay bệnh viện vốn dĩ rất hạn chế. Người bệnh thường xuyên phải sinh hoạt trong cách phòng. Điều này khiến cho việc đi dạo, hít thở không khí trong lành trở nên khó khăn hơn. 

Trong một ngày, điều dưỡng viên sẽ phải dành từ 45 phút – 1 tiếng đồng hồ cho việc cùng người bệnh đi dạo. Thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe sẽ có thể tổ chức một số hoạt động tập thể. Do đó, điều dưỡng viên có thể hỗ trợ bệnh nhân tham gia ở một mức độ vừa phải, vừa đảm bảo được sức khỏe vừa giúp cho tinh thần trở nên dễ chịu hơn. Chỉ khi nào người bệnh cảm thấy vui vẻ thì việc chữa trị mới đem lại hiệu quả. 

Thường xuyên trò chuyện cùng người bệnh

Điều dưỡng là những người thường xuyên gần gũi với người bệnh. Chính vì vậy, các bạn nên thường xuyên trò chuyện cùng bệnh nhân để hiểu được những mong muốn cũng như làm vơi đi sự cô đơn khi chữa bệnh tại đây. 

Hầu hết những người bệnh cần điều dưỡng viên chăm sóc đều ở đây một mình. Người thân thỉnh thoảng mới vào chăm sóc, chủ yếu là do điều dưỡng quản lý. Do đó, việc làm này sẽ giúp bạn và người bệnh trở nên hiểu nhau và gắn bó hơn. 

Tuy nhiên có một vấn đề là nếu bạn muốn trò chuyện được với người bệnh thì trước tiên phải tăng cường vốn ngoại ngữ và khả năng hiểu biết của bản thân thì mới có thể giao tiếp tốt.

Hình ảnh điều dưỡng Đức trò chuyện cùng người bệnh

Hình ảnh điều dưỡng Đức trò chuyện cùng người bệnh

Hỗ trợ bác sĩ trong quá trình điều trị

Các bác sĩ sẽ là những người thăm khám trực tiếp và kê các đơn thuốc cho người bệnh. Sau đó, điều dưỡng sẽ là người trực tiếp thực hiện những điều mà bác sĩ dặn dò. Do đó, vai trò trong việc điều trị của điều dưỡng là khá lớn. 

Trong quá trình làm việc và thực hiện việc mà bác sĩ đã đưa ra, điều dưỡng nên quan sát tỉ mỉ và phán đoán chính xác các tình huống xấu có thể diễn ra. Đồng thời là đưa ra các phán đoán ban đầu và sơ cứu bệnh nhân trước khi đợi bác sĩ đến. 

Sự phán đoán của điều dưỡng là cơ sở để bác sĩ tiếp cận với tình trạng của bệnh nhân một cách cụ thể. Do đó, các bạn cần phải trau dồi kiến thức của bản thân nhiều hơn để có kinh nghiệm xử lý một số tình huống phát sinh trong quá trình điều trị. 

Phải báo cáo tình hình trước khi giao ca cho điều dưỡng khác

Đặc thù công việc điều dưỡng ở Đức là là việc theo ca. Một ngày làm việc được chia thành ba ca: sáng, trưa, tối. Chính vì thế, trước khi kết thúc ca làm, bạn cần phải ghi chép tình trạng của bệnh nhân và những tóm tắt sơ bộ trong ca làm việc.

Mục đích của việc làm này là giúp những điều dưỡng ca tiếp theo dễ dàng nắm bắt được tình hình của người bệnh hôm nay như thế nào và xử lý một số tình huống xấu tiếp theo ngay cả khi không có người trực ca trước. 

Điều dưỡng tại Đức cần phải báo cáo giao ca trước khi kết thúc ca trực

Điều dưỡng tại Đức cần phải báo cáo giao ca trước khi kết thúc ca trực

Bài viết trên đã chỉ ra một số hình ảnh điều dưỡng Đức về công việc mà họ thường làm trong một ngày. Hy vọng với những thông tin trên sẽ phần nào giúp cho các bạn hình dung được điều dưỡng tại Đức thường làm những gì. Từ đó, trau dồi thêm kinh nghiệm cho bản thân để hoàn thành công việc tốt hơn. Chúc các bạn thành công!

LIÊN HỆ VỚI BLA - TIẾNG ĐỨC VÀ DU HỌC ĐỨC HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Nếu bạn quan tâm tới du học Đức, Du học nghề Đức, hoặc có câu hỏi liên quan tới bài viết hoặc cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Hotline: 0964.000.670
Email: contact@bla.vn
Hoặc bạn cũng có thể điền mẫu sau và gửi tới chúng tôi.





Tags:

Chia sẻ mạng xã hội