Hotline
0964.000.670

Du học nghề Đức nên đi B1 hay B2?

Rate this post

Bạn đang chuẩn bị trên hành trình du học nghề Đức và đứng trước lựa chọn du học nghề Đức nên đi B1 hay B2? Mặc dù bạn đã tham khảo nhiều nơi để được tư vấn nhưng mỗi nơi lại có câu trả lời khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra câu trả lời dành cho bạn.

Chứng chỉ tiếng Đức B1 và B2 là gì?

Chứng chỉ B1, B2 là một loại chứng chỉ được cấp bởi học viện Goethe – Tổ chức văn hoá của Đức hoạt động trên phạm vi toàn thế giới. Dựa trên khung tiêu chuẩn của châu Âu về ngôn ngữ, viện Goethe tổ chức các kỳ thi tiếng Đức theo các cấp độ A1, A2, B1, B2, C1, C2.

Trình độ tiếng Đức B1,  B2 giúp bạn đủ điều kiện du học nghề Đức

Trình độ tiếng Đức B1,  B2 giúp bạn đủ điều kiện du học nghề Đức

Trình độ B1 là bạn đã có thể chủ động sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp rõ ràng về nhiều chủ đề như kể chuyện, chia sẻ, miêu tả một cái gì, … Theo quy định để tham gia du học nghề Đức thì bạn phải có chứng chỉ B1 tiếng Đức trở lên.

Trình độ B2 là bạn đã thành thạo 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết. Có thể giao tiếp lưu loát với người bản địa, đọc hiểu văn bản, tài liệu về chuyên ngành học.

Thuận lợi và khó khăn của du học nghề Đức với chứng chỉ B1 và B2

Du học nghề Đức với B1

  • Thuận lợi

Khi bạn có B1 là đã đủ điều kiện để được cấp Visa sang Đức. Và bạn sẽ tiếp tục học 6 tháng để nâng chứng chỉ lên B2 tại Đức, điều này thuận lợi cho những bạn không kịp thời gian thi B2 tại Việt Nam.

  • Khó khăn

Theo quy định của Chính phủ Đức thì sinh viên có bằng B2 mới được tham gia học nghề. Nghĩa là khi bạn có B1, bạn sẽ chỉ được cấp visa sang Đức và học chứng chỉ tại đây. 

Đi với B1 bắt buộc bạn phải chứng minh tài chính của mình đủ để sinh hoạt trong thời gian bạn học chứng chỉ B2, cách chứng minh như sau: Mức chi phí sinh hoạt tối thiểu ở Đức x số tháng học chứng chỉ = số tiền bạn cần chứng minh. Ví dụ cụ thể: Bạn đăng kí khoá học 6 tháng thì 853 euro x 6 = 5118 euro, tương tự là 2559 euro với khóa học 3 tháng. 

Khó khăn lớn nhất và cũng là trường hợp xấu nhất là bạn không thi đỗ. Không phải ai tham gia thi cũng sẽ “bao đỗ”, nếu bạn tham gia thi chứng chỉ ngôn ngữ chuẩn quốc tế thì cũng biết mức độ nghiêm ngặt là thế nào và tỷ lệ trượt thường rất cao. Đã có rất nhiều sinh viên tham gia du học nghề với bằng B1 và không thể đỗ B2 trong thời gian quy định đã phải trở về nước. 

Vậy du học nghề Đức nên đi B1 hay B2?
Vậy du học nghề Đức nên đi B1 hay B2?

Du học nghề Đức với B2

  • Thuận lợi

Khi bạn sang Đức du học nghề và có bằng B2 thì bạn sẽ tránh được những rắc rối mà bài viết vừa nêu ở trên.

Bạn không cần phải chứng minh tài chính mà sẽ được tham gia học nghề và tham gia thực tập tại các doanh nghiệp, công ty trường bạn liên kết. Và sẽ được doanh nghiệp trả lương, mức lương dao động khoảng 600 – 1400 euro/tháng (phụ thuộc hệ thống công ty bạn thực tập, bạn thực tập ở bang nào, ngành bạn thực tập …)

Bạn sẽ dễ dàng hòa nhập với cuộc sống mới, khi bạn giao tiếp tốt hơn thì bạn sẽ có mối quan hệ xã hội nhanh hơn. Không gì tốt hơn khi có bạn bè là người bạn địa, họ sẽ cho bạn biết những thứ nên tránh hay giúp bạn khi gặp khó khăn trong giai đoạn bỡ ngỡ.

Khi bạn đã bắt nhịp cuộc sống học tập, bạn có thể học thêm các chứng chỉ như tiếng Anh, Pháp, Nhật, … hay học lên C1 tiếng Đức. Những điều này sẽ có lợi rất lớn cho tương lai của bạn hay ngay cả việc thực tập trong quá trình học nghề. Không một công ty nào lại từ chối và trả lương thấp cho một người có thể sử dụng thành thạo nhiều ngôn ngữ.

  • Khó khăn

Để có bằng B2 thì bạn phải có sự chuẩn bị rất sớm, rất khó để một người bắt đầu học tiếng Đức có thể đỗ được B2 chỉ trong vài tháng. Bạn phải có kế hoạch từ đầu, điều này làm bạn gặp khó khi phải sắp xếp thời gian học phù hợp. 

Lời khuyên và gợi ý cho bạn

  • Học và có bằng B2 ở Việt Nam

Hãy cho mình sự chủ động trong mọi tình huống, và tấm bằng B2 chính là sự chủ động cho bạn trong con đường du học nghề ở Đức. 

Bạn nghĩ hoặc một số trung tâm đưa ra lời quảng cáo học ở Đức dễ đỗ hơn hay chắc chắn đỗ. Chúng ta không khẳng định hay phủ định nó, nhưng dù bạn đỗ hay trượt thì bạn cũng đều sẽ mất 6 tháng tại Đức và tiêu hết khoảng 139 triệu VNĐ. Trong khi đó, cùng chuyến đi những bạn có B2 đã tham gia học và đi thực tập với mức lương khoảng 600 euro/tháng, vậy 6 tháng các bạn thu nhập được khoảng 97 triệu VNĐ (chưa tính tiền làm thêm và thưởng lễ). Vậy bạn thấy du học nghề Đức nên đi B1 hay B2.

  • Chọn trung tâm uy tín

Hiện nay rất nhiều trung tâm du học nghề được mở ra nhưng không phải tất cả các trung tâm đều chất lượng tốt và đảm bảo cho bạn. Hãy tham khảo từ nhiều nguồn tin để chọn một trung tâm uy tín nhất để bạn yên tâm gửi gắm niềm tin.

Trung tâm đào tạo tiếng Đức uy tín giúp bạn có khởi đầu thành công

Trung tâm đào tạo tiếng Đức uy tín giúp bạn có khởi đầu thành công

Tổ chức giáo dục BLA được hình thành và phát triển trong hệ sinh thái giáo dục của Blacasa Việt Nam (thành lập năm 2017). Lĩnh vực của BLA là đào tạo tiếng Đức chất lượng cao và Tư vấn du học Đức bao gồm cả du học nghề hưởng lương tại Đức và Du học đại học tại Đức.

BLA liên tục tuyển sinh học viên học nghề y tá điều dưỡng làm việc lâu dài tại Đức, được miễn học phí, hưởng lương khi tham gia thực tập và có cơ hội định cư tại Đức.

Để được tư vấn miễn phí hãy liên hệ với BLA qua hotline: 0965000670 hoặc 1900636342

Fanpgae: www.facebook.com/DuHocDucBLA/

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc du học nghề Đức nên đi B1 hay B2. Du học nghề Đức là con đường rộng mở tới tương lai cho bạn, để có được thành công bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin cần thiết để đưa ra quyết định tốt nhất cho bản thân. Hãy để BLA là người đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục tương lai.

>> Xem thêm:

LIÊN HỆ VỚI BLA - TIẾNG ĐỨC VÀ DU HỌC ĐỨC HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Nếu bạn quan tâm tới du học Đức, Du học nghề Đức, hoặc có câu hỏi liên quan tới bài viết hoặc cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Hotline: 0964.000.670
Email: contact@bla.vn
Hoặc bạn cũng có thể điền mẫu sau và gửi tới chúng tôi.





Tags:

Chia sẻ mạng xã hội

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.