Hotline
0964.000.670

Tìm hiểu về bức tường Berlin, nước Đức bị chia cắt như thế nào?

Rate this post

Bức tường Berlin- Nhân chứng cho thời kỳ nước Đức bị chia cắt. Sự hình thành của nó đánh dấu mốc quan trọng của không chỉ lịch sử nước Đức nói riêng mà còn của cả thế giới – thời kỳ chiến tranh lạnh. Sự sụp đổ của nó dẫn đến thống nhất nước Đức và đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử thế giới hiện đại. 

Sự hình thành của Bức tường Berlin, nước Đức bị chia cắt

Nước Đức sau Chiến tranh Thế giới thứ hai

Sau Thế chiến thứ II, vì là nước thua trận nên nước Đức bị chia cắt thành 4 phần do các nước Đồng minh ( Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô) chiếm đóng. Phần phía Đông thuộc sự kiểm soát của Liên Xô. Phần phía Tây thuộc 3 nước Anh, Mỹ, Pháp. Thủ đô Berlin lúc đó thuộc về quyền kiểm soát của Liên Xô nhưng nó là một phần quan trọng của nước Đức nên cũng bị chia thành 4 phần như Nước Đức. Phần phía Đông do Liên Xô chiếm đóng, phần phía Tây do các nước còn lại quản lý.

Nước Đức bị chia cắt thành nhiều phần sau Thế chiến II

Nước Đức bị chia cắt thành nhiều phần sau Thế chiến II

Năm 1948, chính quyền Nga tìm cách sát nhập toàn bộ thành phố Berlin. Nga bắt đầu cuộc phong tỏa các khu vực ở Berlin của Anh, Pháp, Mỹ nhằm buộc các đồng minh phương Tây chịu đói và phải rời khỏi thành phố. Tuy nhiên, thay vì rút lui, Mỹ và đồng minh tiếp viện lương thực từ trên không cho các vùng của họ ở thành phố. Nỗ lực này được biết đến với cái tên “Cuộc Không vận Berlin” và kéo dài hơn một năm, vận chuyển hơn 2,3 triệu tấn lương thực, chất đốt và hàng hóa khác tới Tây Berlin. Sau những nỗ lực nhưng bất thành, tháng 5/1949,  Liên Xô dừng phong tỏa.

Cũng vào năm đó, toàn bộ lãnh thổ Đức do Nga chiếm đóng được thành lập với một cái tên mới “ Cộng Hòa Dân chủ Đức” hay còn gọi là Đông Đức, với thủ đô là phía đông của thành Berlin. Vùng còn lại do Anh, Pháp, Mỹ chiếm đóng cũng thành lập nên Cộng hòa Liên Bang Đức hay còn gọi là Tây Đức với thủ đô là Born. Phần phía Tây của Berlin trở thành vùng đất tách biệt được bao bọc bởi lãnh thổ của Đông Đức.

Bức tường Berlin được xây lên- Nước Đức bị chia cắt

Cho đến năm 1961, người dân Đông Đức vẫn có thể tự do qua lại giữa hai phần Đông và Tây Berlin. Vì thế, vào tháng 12/8/1961, chính quyền Đông Đức quyết định đóng cửa biên giới xung quanh khu vực phía Tây Berlin nhằm không cho người dân bỏ trốn. Nó được Đông Đức gọi là Bức tường thành chống chủ nghĩa phát xít nhằm bảo vệ phía Đông khỏi sự tấn công của phía Tây và ngăn cản sự di tản từ Đông sang Tây.

Ngay vào hôm sau, ngày 13/8, phía Tây Berlin cũng  được bao bọc bởi hàng rào dây thép gai khiến việc qua lại tại biên giới này bị chặn lại. Tất cả các liên kết giao thông khác  nối hai phần của thành phố cũng bị dừng hoạt động. Những ngôi nhà ở phía Đông của đường biên giới này bị di dời và các cửa sổ trên đường biên giới cũng bị xây kín gạch. Từ đây nước Đức bị chia cắt hoàn toàn, trên cùng một lãnh thổ nhưng có 2 chế độ khác nhau.

Ban đầu nước Đức bị chia cắt bởi hàng rào dây thép gai

Ban đầu nước Đức bị chia cắt bởi hàng rào dây thép gai

Theo thời gian, dây thép gai được thay thế bằng bức tường cao 3,6m. Dọc theo bờ đông của bức tường là “death strip” (Đường băng tử thần), khu vực có lính gác bảo vệ và được phép bắn những kẻ chạy trốn. Có tổng cộng 302 tháp canh và 20 boongke được xây dựng dọc theo đường biên giới dài đến 155 km này. 

Trong suốt thời gian tồn tại lên đến 28 năm của mình thì Bức tường Berlin đã có đến 192 người bị bắn vì  tìm cách vượt qua biên giới này để đến phía Tây. Có thể nói Bức tường Berlin cũng giống như cầu Hiền Lương của Việt Nam, nơi cắt đôi đất nước, chia cắt bao gia đình.

Bức tường Berlin sụp đổ- Nước Đức thống nhất 

Vào tháng 5/ 1989, tổng thống Nga Gorbachev đã hủy bỏ học thuyết Brezhnev cho nên Hungary đã mở cửa biên giới với Áo, từ đây người dân Đông Đức có thể vào phía Tây Berlin thông qua Hungary. Đồng thời, ngày càng có nhiều người tham gia biểu tình đường phố đã gây ra nhiều áp lực cho Chính phủ Đông Đức.

Cuối cùng, vào ngày 9/11/1989, việc cấm đi lại qua biên giới này đã bị bãi bỏ. Sau khi lệnh cấm được bãi bỏ thì đã có rất nhiều người dồn ra đường để yêu cầu được đi qua. Binh lính canh gác tỏ ra lúng túng trước tình hình này vì chưa nhận được bất kì chỉ thị nào, xong trước áp lực quá lớn từ người dân, họ buộc phải cho qua.

Bức tường Berlin sụp đổ, nước Đức được thống nhất

Bức tường Berlin sụp đổ, nước Đức được thống nhất

Ngày 3/10/1990, Đông và Tây Đức chính thức hợp nhất – gần một năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ – trở thành nước Cộng hòa Liên bang Đức ngày nay. Sau 28 năm, nước Đức bị chia cắt thì nay đã được độc lập, cả nước chung về một mối.

Bức tường Berlin ngày nay

Ngày nay, Bức tường Berlin- biểu tượng của sự chia cắt của nước Đức phần lớn đã bị tháo dỡ nhưng một số phần vẫn còn tồn tại và những phần bị tháo dỡ được thay thế bằng hàng đá sỏi đôi. Phần nổi tiếng nhất của bức tường mà vẫn còn lưu lại là Bộ trưng bày tranh ở phía Đông dài 1316m. Năm 1990, các họa sĩ đã được mời để vẽ phần này và nó đã trở thành một bộ sưu tập nghệ thuật ngoài trời lớn. Nó nằm dọc theo Mühlenstraße với 106 bức tranh.

Bức tường Berlin ngày nay trở thành nhân chứng lịc sử

Bức tường Berlin ngày nay trở thành nhân chứng lịc sử

Vị trí tưởng niệm của Bức tường Berlin chính thức nằm ở Bernauer Straße – nơi nhiều người đã chạy trốn từ phía Đông sang phía Tây Berlin và cũng là nơi bắt đầu cho việc phá hủy bức tường này. Tại đây, bạn có thể nhìn kỹ phần tường vẫn còn nguyên vẹn  cùng với khu vực bảo vệ và tháp canh từ khu vực quan sát ở bên kia đường.

Ngày nay, nước Đức đã được độc lập nhưng những phần kí ức về sự chia cắt vẫn còn đó. Bức tường Berlin như là một nhân chứng về một thời nước Đức bị chia cắt, là ranh giới trong cuộc Chiến tranh Lạnh giữa hai phe tư bản và Chủ nghĩa Xã hội lúc bấy giờ. Nếu có dịp đến với nước Đức, mọi người hãy đến tham quan và khám phá Bức tường Berlin đầy ấn tượng này nhé!

LIÊN HỆ VỚI BLA - TIẾNG ĐỨC VÀ DU HỌC ĐỨC HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Nếu bạn quan tâm tới du học Đức, Du học nghề Đức, hoặc có câu hỏi liên quan tới bài viết hoặc cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Hotline: 0964.000.670
Email: contact@bla.vn
Hoặc bạn cũng có thể điền mẫu sau và gửi tới chúng tôi.





Chia sẻ mạng xã hội

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.