Để trải nghiệm cuộc sống du học sinh cũng như trang trải cuộc sống du học tại Đức, rất nhiều bạn sinh viên đã lựa chọn đi làm thêm. Vậy du học sinh Đức được làm thêm bao nhiêu giờ? Hãy cùng BLA tìm hiểu về các quy định làm thêm đối với du học sinh cũng như các công việc làm thêm tại đây nhé.
Quy định làm thêm đối với du học sinh tại Đức
Du học sinh Đức sẽ cần xin giấy phép Lao động từ Sở Lao động Liên bang cũng như giấy phép từ Đại sứ quán Đức ở Việt Nam để có thể tìm việc làm thêm tại Đức. Sinh viên du học Đức cần được cấp giấy phép lao động để đi làm thêm.
Sau khi có giấy phép, du học sinh có thể tìm kiếm việc làm thêm giờ thông qua các trang web tuyển dụng hoặc liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp tại Đức. Ngoài ra, bạn cũng phải bắt buộc có mã số thuế và mã số hưu trí. Đây là yếu tố bắt buộc để mở tài khoản ngân hàng tại Đức để nhận lương và chi tiêu sinh hoạt.
Khi làm việc tại Đức, du học sinh cũng cần chú ý đến chính sách bảo hiểm y tế và thuế sẽ thay đổi khi bạn đi làm thêm. Nếu mức lương của bạn thấp hơn €450 mỗi tháng, bạn sẽ không phải trả thuế. Tuy nhiên, nếu mức lương của bạn vượt quá mức này, bạn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định thông thường.
Bên cạnh đó, việc đi làm việc quá thời gian quy định cũng có thể dẫn đến việc mất trợ cấp bảo hiểm y tế. Nếu bạn đang sử dụng bảo hiểm y tế cung cấp bởi Trung tâm Bảo hiểm, đơn vị cung cấp bảo hiểm phổ biến nhất cho sinh viên quốc tế, bạn sẽ được hưởng trợ cấp y tế cho đến mức lương €435 euro. Trên mức này, bạn sẽ phải trả thêm một khoản chi phí cho bảo hiểm xã hội và dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, bạn cần lưu ý và cân nhắc xem liệu mức lương cộng thêm có đủ bù đắp cho khoản trợ cấp y tế hay không.
Các công việc thực tập sinh có lương hoặc không lương được coi như là các công việc chính thức và tính thuế theo quy định. Tuy nhiên, nếu bạn đã đăng ký bảo hiểm với một công ty trước khi trở thành thực tập sinh, bạn sẽ không mất trợ cấp bảo hiểm y tế. Bạn vẫn sẽ được bảo vệ cho đến khi thẻ sinh viên hết hạn.
Lưu ý: Luật lao động ở Đức rất nghiêm khắc, và vi phạm có thể dẫn đến trục xuất ngay lập tức. Vì vậy, hãy tuân thủ các quy định và luật lệ của Đức khi làm việc tại đây.
Du học sinh Đức được làm thêm bao nhiêu giờ?
Du học sinh phải tuân thủ quy định số giờ làm thêm của chính phủ Đức (Nguồn: Sưu tầm)
Theo quy định, du học sinh tại Đức chỉ được phép làm các công việc bán thời gian trong năm học và có thể làm toàn thời gian khi nghỉ hè. Một ngày làm việc toàn thời gian sẽ kéo dài 8 tiếng, và theo quy định, du học sinh Đức được làm thêm tối đa là 40 giờ/ tuần đối với công việc toàn thời gian và dưới 20 giờ/ tuần đối với các công việc bán thời gian. một tuần làm việc tổng cộng là 40 giờ. Những công việc có thời gian làm ít hơn 40 giờ/tuần được coi là công việc bán thời gian.
Tuy nhiên, quy định về giờ làm thêm cũng có một số ngoại lệ nếu như bạn làm thêm 1 công việc ở trường như bạn làm trợ giảng trong trường, thời gian làm việc sẽ không tính vào hạn mức 20 giờ một tuần. Điều đó có nghĩa là bạn hoàn toàn có thể làm trợ giảng và cũng làm một công việc khác bên ngoài dưới 20 giờ/ tuần.
Mức lương trung bình cho công việc làm thêm ở Đức
Mức lương trung bình cho công việc làm thêm của du học sinh ở Đức có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí công việc, tích chất công việc và thỏa thuận của bạn đối với người tuyển dụng. Tuy nhiên, mức lương trung bình cho công việc làm thêm của các sinh viên ở Đức là khoảng 10-12 Euro mỗi giờ.
Mức lương làm thêm của du học sinh phụ thuộc vào tính chất công việc (Nguồn: Sưu tầm)
Ngoài ra, để biết thông tin chính xác về mức lương cho công việc làm thêm đối với du học sinh ở Đức, bạn có thể tìm hiểu thông qua các hội nhóm Facebook Hội du học sinh Việt Nam tại Đức hoặc có thể liên hệ với trung tâm hỗ trợ sinh viên của trường mà bạn đang theo học để được hỗ trợ.
Kinh nghiệm tìm việc làm thêm cho du học sinh tại Đức
Hiện nay, có rất nhiều nền tảng có thể giúp du học sinh tại Đức tìm kiếm công việc làm thêm.
Đối với những công việc học thuật, bạn có thể tìm ngay tại trường bạn theo học. Đặc biệt, nếu bạn sở hữu thành tích học tập tốt, bạn cũng có thể được mời làm trợ giảng hoặc trợ lý nghiên cứu cho các giáo sư đại học. Còn đối với những công việc bên ngoài khác, hãy tham khảo các nền tảng tìm việc trực tuyến tại Đức hoặc thông qua các hội nhóm du học sinh Việt Nam tại Đức.
Thông thường, du học sinh sẽ làm thêm các công việc sau đây:
- Phục vụ trong nhà hàng: Đây là một trong những công việc được ưa chuộng nhất mà sinh viên thường lựa chọn. Mặc dù lương không cao, nhưng công việc này không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và mang lại cơ hội cho sinh viên quốc tế khám phá thành phố, giao lưu với đồng nghiệp và khách hàng. Để đủ điều kiện ứng tuyển, bạn cần ít nhất trình độ tiếng Đức là A2.
- Trợ giảng: Đây là nhóm công việc tốt nhất cho sinh viên, với mức lương tương đối cao. Sinh viên có thể làm trợ giảng, hỗ trợ ở thư viện, phòng hành chính hoặc làm trợ lý nghiên cứu cho giáo sư. Công việc cụ thể có thể bao gồm làm việc vặt, chuẩn bị bài giảng, chấm bài cho học sinh, in ấn tài liệu,… Ngoài mức lương hấp dẫn, làm việc trong trường cũng giúp sinh viên trau dồi kỹ năng và kinh nghiệm, đồng thời là một điểm cộng lớn khi đi xin việc sau này.
- Làm việc tại siêu thị: Tại Đức, có rất nhiều siêu thị, cửa hàng bán lẻ. Vì vậy, ngành này cũng thường có nhu cầu tuyển dụng theo ca khá nhiều.
Bí quyết chi tiêu tiết kiệm ở Đức
Để chi tiêu tiết kiệm, du học sinh có thể áp dụng một số bí quyết chi tiêu tiết kiệm ở Đức như sau:
- Sắp xếp các khoản tiền hàng tháng: Bạn nên có kế hoạch chi tiêu rõ ràng, phân chia các khoản chi cố định và không cố định. Ví dụ như khoản thuê nhà là cố định hay các chi tiêu ăn uống, đi lại.
- Theo sát và kiểm soát chi tiêu hàng ngày: Bạn hãy cân nhắc trước khi mua sắm và hạn chế mua sắm quá nhiều đồ đạc không cần thiết. Mua các sản phẩm giảm giá và sử dụng các ưu đãi, khuyến mãi để tiết kiệm tiền.
- Đi lại tiết kiệm: Ở Đức có hệ thống tàu điện ngầm và phương tiện giao thông công cộng hiện đại, do vậy bạn nên sử dụng xe đạp hoặc công cộng để đi lại thay vì sử dụng taxi hoặc xe máy. Bên cạnh đó bạn cũng nên tận dụng các ưu đãi và giảm giá cho sinh viên cho các phương tiện công cộng.
- Chia sẻ chi phí: Việc sống cùng bạn cùng phòng có thể giúp bạn giảm bớt phần nào tiền nhà ở cũng như điện, nước. Đây cũng là 1 cách hay để giúp bạn tiết kiệm chi phí sinh hoạt hàng ngày.
- Đi làm thêm: Nếu bạn có thời gian và mong muốn, bạn có thể tìm công việc làm thêm để tăng thu nhập và giảm áp lực về tài chính cũng như có thêm các trải nghiệm du học thú vị.
Kết luận
Trên đây là thông tin về “Du học sinh Đức được làm thêm bao nhiêu giờ?”, hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn trong quá trình học tập và sinh hoạt tại Đức.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy nhanh chóng liên hệ với BLA – Trung tâm tiếng Đức và du học nghề Đức để cập nhật thêm nhiều thông tin và được hỗ trợ, tư vấn nhiệt tình bạn nhé:
Số hotline: 0964.000.670 hoặc 1900.63.63.42
Địa chỉ:
- CS1: Số 92 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
- CS2: Lô 30BT7 KĐT Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
- CS3: Lô CX01 KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội
Email: contact@bla.vn